- Bánh xe nhỏ phù hợp dùng cho công việc ít di chuyển hoặc di chuyển cự ly ngắn.
- Bánh xe to, dầy, nặng dùng cho nhu cầu trọng tải lớn và phải di chuyển liên tục (như xe chở hàng xếp kho, vận chuyển nguyên liệu sắt, thép, gỗ, vv ... tới máy gia công ). Nhược điểm của loại bánh này là chuyển hướng chậm và nặng nề.
- Bánh xe to, thanh mảnh thì được sử dụng cho tải trọng bình thường, phải di chuyển nhiều và rất thường xuyên đổi hướng (xe chở bệnh nhân, chở hàng nhựa, vải quần áo…).
Hướng dẫn chọn mua bánh xe
Các bạn cần mua bánh xe đẩy hàng để lắp vào xe đẩy hàng trong phân xưởng hay nhà kho, làm chân tủ bày hàng, hoặc đơn giản thiết kế bánh xe làm chân đỡ cho một dụng cụ trong nhà để có thể kéo ra đẩy vào ?
Các bạn cần mua bánh xe đẩy hàng để lắp vào xe đẩy hàng trong phân xưởng hay nhà kho, làm chân tủ bày hàng, hoặc đơn giản thiết kế bánh xe làm chân đỡ cho một dụng cụ trong nhà để có thể kéo ra đẩy vào ?
1. Trước hết phải tính toán xe đó chở hàng gì ? Kích cỡ bao hàng, khối lượng chở tối đa cho một chuyến xe là bao nhiêu
Tính toán khả năng chịu tải: Để tính tải trọng tối thiểu mà mỗi bánh xe phải chịu hãy sử dụng công thức như sau:
T = (E+Z)/M
T: Tải trọng tối thiểu của mỗi bánh đơn.
E: Trọng lượng tịnh của hệ thống khung, giá, gắn với bánh xe .
Z: Trọng lượng của hàng .
M: Hệ số sử dụng lý tưởng căn cứ trên số bánh xe đã lắp. Tham khảo hệ số M theo ảnh dưới đây (click vào ảnh để phóng to): Về lý thuyết xe đẩy 4 bánh thì trọng tải (trọng lượng hàng hóa xếp lên xe) được tải đều lên mỗi bánh. Ví dụ khi chúng ta xếp 200kg lên xe thì mỗi bánh xe chịu tải trọng là 50kg. Nhưng thực tế không phải như vậy mà chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
- Hàng hóa xếp không cân đều trên sàn xe.
- Bánh xe không tiếp xúc đều với sàn nhà: Xe đẩy tại một vị trí bất kỳ thực tế thường chỉ có 3 bánh xe chịu lực là chính (theo định lý 3 điểm tạo thành một mặt phẳng). Bạn sẽ rõ điều này khi kê tủ, kệ thường cập kênh phải kê lót cho chân thứ tư.
- Sau cùng xe đang vận hành vấp phải vật cản thì bánh xe đó sẽ chịu thêm xung lực, nếu quá lớn có thể gây hư hỏng cho bánh xe đó.
Đối chiếu với bảng thống kê tải trọng bánh xe để lựa chọn
Tính toán kích thước sàn xe phù hợp với kích cỡ hàng chở.
2. Chất lượng đường mà xe đẩy tay thường đi qua tốt, xấu, có gờ bậc ngăn giữa các đoạn đường không ?
a. Đường càng xấu, khúc khuỷu phải chọn loại bánh xe có đường kính lớn để dễ đi trên bề mặt có gờ hay mấp mô.
b. Bánh xe lốp cứng (Nylon, PA, PP) sẽ di chuyển tốt nhất trên mặt sàn công nghiệp nhẵn, trơn hoặc trên mặt nền đất mềm. Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) dùng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc mặt nền không bằng phẳng, có gờ mấp, hố, rãnh.
c. Để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe dùng nên dùng lốp cao su. Cao su có độ đàn hồi lớn nên sẽ tiếp xúc êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn. Nều phải tải nặng, bạn chọn dùng bánh xe có lốp bằng nhựa PU dù có độ đàn hồi kém hơn cao su một chút nhưng trọng tải của bánh xe nhựa PU lại rất tốt. Bánh xe bằng kim loại như Gang, thép không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng những bánh xe loại này thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp nặng đặc thù.
d. Tiếng ồn: Với khu vực đặc trưng như bệnh viện, văn phòng, trường học, vv ... - những nơi cần sự linh hoạt, êm nhẹ trong di chuyển; dễ dàng xoay chuyển, đổi hướng thì nên sử dụng loại bánh xe có chiều rộng bánh nhỏ, đường kính bánh lớn tương đối và trọng tải phù hợp. Tuyệt đối không được dùng các loại bánh xe có tải trọng lớn, chuyên dùng cho các phân xưởng.
3. Ngoài ra phải căn cứ vào môi trường phân xưởng sử dụng để chọn đúng loại chất liệu bánh xe phù hợp:
Mặt đường có dầu mỡ, acid, hay hóa chất không ?
Nếu đường vận chuyển có hóa chất phải chọn bánh xe vật liệu bằng nhựa PU, nhựa PA, Gang.
Nếu bình thường có thể chọ vật liệu cao su, nhựa PP.
Nhiệt độ trong phòng cao thấp ?.
Nếu nhiệt độ ít chênh lệch với nhiệt độ bình thường thì có thể chọn các loại vật liệu thông thường.
Nếu nhiệt độ cao trên 120 độ chọn bánh xe vật liệu chịu nhiệt, gang.
4. Điều kiện chuyên chở trong nhà hay ngoài trời
Thường vật liệu làm bằng nhựa PU đặc biệt là nhựa PU chất lượng cao có khả năng chịu tải, nước và hóa chất rất tốt. Tuy vậy do nhựa PU kém chịu tác động của tia tử ngoại từ mặt trời do đó không nên vận hành bánh xe bằng nhựa PU ngoài trời, chỉ nên dùng trong nhà hoặc phân xưởng.
Nếu xe hoạt động ngoài trời có thể chọn vật liệu khác như cao su, nhựa PP, phíp và gang.
5. Sàn xe mặt phẳng hay lắp ghép với ống thép (như gường bệnh viện, tủ sắt)
Nếu sàn xe là mặt phẳng bạn chọn bánh xe mặt đế (mặt bích ) vuông hay chữ nhật. Bạn có thể hàn hoặc bắt ốc để kết nối bánh với sàn xe.
Nếu bánh xe bắt với ống vuông hay tròn bạn chọn loại bánh xe cọc vít hay cọc trụ. Bạn nên đo kích thước của ống để xác định kích thước của cọc vít hay cọc trụ.
đơn giản thiết kế bánh xe làm chân đỡ cho một dụng cụ trong nhà để có thể kéo ra đẩy vào ? máy phun thuốc trừ sâu
Trả lờiXóahoặc đơn giản thiết kế bánh xe làm chân đỡ cho một dụng cụ trong nhà để có thể kéo ra đẩy vào ? máy phun thuốc
Trả lờiXóaNếu sàn xe là mặt phẳng bạn chọn bánh xe mặt đế (mặt bích ) vuông hay chữ nhật. Bạn có thể hàn hoặc bắt ốc để kết nối bánh với sàn xe. may nghien bot kho
Trả lờiXóaBánh xe to, thanh mảnh thì được sử dụng cho tải trọng bình thường, phải di chuyển nhiều và rất thường xuyên đổi hướng (xe chở bệnh nhân, chở hàng nhựa, vải quần áo…).
Trả lờiXóamáy xới đất